Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trong những năm tháng đầu của trẻ cơ thể của bé rất nhạy cảm, hơn nữa môi trường bên ngoài,chế độ sinh hoạt ăn uống thay đổi là một trong những nguyên nhân gây nên những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.Vì vậy bố mẹ cần có những kiến thức cơ bản để chăm sóc cho trẻ và kịp thời khắc phục khi trẻ có các biểu hiện bất thường.

Sản phẩm Hot:

Với cơ thể còn non yếu bé của bạn cần được bảo vệ và chăm sóc đúng lúc,đúng cách. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc cho con mình trong  thời gian này đặc biệt là con đầu. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên cha mẹ cần hết sức chú ý tới các biểu hiện trạng thái sinh hoạt hàng ngày của bé.Dưới đấy là một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Bệnh bé sơ sinh thường mắc phải

Táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng không còn quá xa lạ, xảy ra ở khoảng 30% trẻ em ở giai đoạn nào đó. Tuy nhiên có những hiểu biết cần thiết và đầy đủ về nguyên nhân, tác hại từ đó tìm ra giải pháp hợp lí và kịp thời chữa táo bón cho trẻ thì nhiều cha mẹ vẫn còn lúng túng, đôi khi chủ quan hoặc nóng vội. Bài viết sau đây có thể cho cha mẹ lời giải đáp cần thiết về táo bón ở trẻ sơ sinh

Hình dạng phân của bé phụ thuộc vào đồ ăn và thức uống, mức độ hoạt động, tốc độ tiêu hóa và loại bỏ chất thải của bé. Nếu để ý, bạn sẽ có thể điều chỉnh được điều này.

Trẻ sơ sinh bi táo bón là rất phổ biến

Nếu bạn đang băn khoăn không biết em bé có bị táo bón hay không, hãy chú ý tới một số dấu hiệu sau đây:

- Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau.

- Chất thải rất cứng và khô. Có thể là do chế độ ăn thiếu nước, thiếu chất xơ và ăn quá nhiều chất đạm.

Ngoài ra còn do trẻ mắc bệnh còi xương, thiếu máu, dùng kháng sinh cũng gây táo bón.Nhưng nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng này là do các mẹ lựa chọn sai thực đơn cho bé. Những thực đơn bé ăn không đủ lượng dưỡng chất hàng ngày, cùng với thói quen uống ít nước, không ăn nhiều rau quả.....Cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như  ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng … Thấy những biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị cho trẻ.

Xử lý táo bón cho bé như thế nào:

- Cho bé tập thể dục: Bạn có thể thường xuyên tập thể dục cho bé bằng việc nắn bóp chân tay bé với các động tác đơn giản. Nếu em bé đã biết bò, hãy khuyến khích bé vận động nhiều hơn.

- Mát xa bụng cho bé: Đặt tay dưới rốn của bé một khoảng bằng chiều rộng của 3 ngón tay khép lại. Xoa nhẹ nhàng nhưng dứt khoát và đều bằng các đầu ngón tay. Duy trì áp lực nhẹ nhàng nhưng liên tục trong vòng 3 phút.

- Nếu bạn cho trẻ ăn sữa bột, hãy hỏi bác sĩ về việc chuyển sang một loại sữa khác. Nhiều em bé ít bị táo bón hơn với sữa có đậu nành. Đôi khi việc thêm một thìa cà phê siro ngũ cốc vào công thức cũng là một mẹo hiệu quả.

- Khi bé đã ăn được bột, bạn có thể bổ sung chất sơ cho bé như: thêm trái cây hoặc rau nghiền vào đồ ăn của bé.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị cho bé nếu bé bị nặng. Mặc dù việc thỉnh thoảng sử dụng thuốc đạn khá hiệu quả nhưng đừng dùng thường xuyên, bởi vì em bé có thể trở nên phụ thuộc vào chúng để đi tiêu.

- Nếu em bé đi phân cứng và khô đến mức làm xước làn da nhạy cảm ở gần lỗ hậu môn của bé (bạn có thể nhìn thấy vết xước – gọi là vết nứt hậu môn, có thể dính một chút máu), bạn có thể bôi một chút keo lô hội bôi vào đó để làm lành da và đừng quên thông báo với bác sĩ về những vết xước đó của bé.

Tiêu chảy

Bạn sẽ nhận ra điều đó ngay khi bạn thấy nó. Không giống như các phân lỏng ngẫu nhiên, tiêu chảy có xu hướng xảy ra thường xuyên, lỏng hơn và chứa nhiều nước hơn. Đôi khi nó cũng có mùi hôi..

Tiêu chảy cấp tính thường gặp ở trẻ em; có tới 1/6 trẻ em bị bệnh này mỗi năm. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Tiêu chảy do nhiễm virus có thể đi kèm với nôn, đau bụng, sốt, ớn lạnh và nhức mỏi. Nhiễm vi khuẩn thì thường kèm theo chuột rút, phân lẫn máu, sốt và có thể nôn.

Biểu hiện khi bé bị tiêu chảy:

- Nước tiểu vàng sẫm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu

-Da khô, chân tay lạnh

-Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt

- Biểu hiện thiếu năng lượng

- Thở không đều, không có sức hoặc thở gấp gáp

Bệnh tiêu chảy ở trẻ thường xảy ra khi:

- Bé dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn

- Bé vô tình tiếp xúc với phân của người mắc bệnh

- Bé bị nhiểm Virut, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

- Dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc kháng sinh

- Cha mẹ chưa có chế độ ăn uống khoa học cho bé

- Dị ứng, ngộ độc thức ăn.....

- Uống quá nhiều nước trái cây cũng là một nguyên nhân phổ biến.

Điều trị tiêu chảy cho bé như thế nào:

- Hiếm khi tiêu chảy nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khi bé có các biểu hiện mất nước. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo đủ nước cho em bé, khi bé không nôn nữa bạn có thể tiếp tục cho bé bú hoặc uống sữa.Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.

- Nếu em bé không chịu bú sữa, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bé dùng dung dịch điện giải cho trẻ em, chúng cũng thường dễ ăn hơn sữa mẹ hoặc sữa bột

- Tránh các loại nước ngọt như nước có ga, nước đường và nước trái cây không pha loãng. Tất cả những thứ có đường này làm hút nước vào ruột và làm tình trạng tiêu chảy trở nên xấu hơn.

- Nếu em bé của bạn tạm thời không chịu ăn, đừng lo lắng. Miễn là bé vẫn đủ nước, sự thèm ăn của bé sẽ trở lại trong một hoặc hai ngày.

- Nếu em bé mệt mỏi và khó chịu trong cơn tiêu chảy, cố gắng ôm ấp, vỗ về bé và giữ cho bé khô ráo. Chăm sóc và nhẹ nhàng với bé, dùng kem bôi khi thay tã, vì phần da dưới của bé rất dễ đỏ và bị kích thích bởi phân lỏng.Không cho bé uống bất kỳ loại thuốc tiêu chảy nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hăm tã

Hăm tã là một thực tế rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Gần như tất cả các bé đều bị hăm tã ở giai đoạn nào. Khi bé bị bạn sẽ thấy làn da mịn màng, mềm mại của bé trở nên xù xì, đỏ và đau.Nếu để tã của bé bẩn quá lâu làm tăng nguy cơ bị hăm tã, nhưng bất cứ bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm, cho dù bố mẹ vẫn chăm chỉ thay tã cho bé hàng ngày. Nước tiểu trộn lẫn với vi khuẩn trong phân và hình thành amoniac có thể gây kích ứng da bé.

Nhiều loại thực phẩm có thể thay đổi thành phần của phân và tần số đi tiêu của bé và gây ra hăm tã.

Bé đóng bỉm dễ bị hăm tã

Biểu hiện của bé khi bị hăm tã

- Da bị mẩn đỏ

- Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các khe da ở đụi và mông

- Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi bạn thay tã hay lau vùng mặc tã cho bé

- Vùng da hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác.

- Trường hợp nặng hơn có thể gây đau đớn và xuất hiện các vết loét.

Cách tốt nhất để xử lý hăm tã cho bé:

- Giữ bé sạch và khô bằng cách thay tã thường xuyên cho bé. Điều đó có nghĩa là bạn cần thay tã cho bé vào cả ban đêm.

- Rửa thật sạch vùng da đeo tã mỗi lần thay. Bạn có thể dùng những miếng bông và bình phun nhỏ chứa nước ấm để việc lau rửa được dễ dàng và nhẹ nhàng cho bé. Táp nhẹ miếng bông chứ không chà vào da bé.

- Dùng một chút kem bôi để bảo vệ da bé sau mỗi lần thay tã cũng có thể giúp bé tránh các kích thích từ phân và nước tiểu.

- Đeo tã cho bé lỏng hơn hoặc dùng loại tã lớn hơn so với em bé một chút để không khí được lưu thông dễ dàng hơn. Nếu em bé dùng tã vải, đừng dùng loại có nhiều nilon. Bạn có thể thử thay đổi loại tã đang dùng cho em bé xem có tốt cho bé hơn không.

- Khi thời tiết ấm áp và em bé có thể chơi bên ngoài hoặc trong một căn phòng có sàn nhà sạch, hãy bỏ tã của bé ra (và không sử dụng kem bôi) càng lâu càng tốt. Tiếp xúc với không khí làm tăng tốc độ chữa lành da cho bé.

Ho và cảm lạnh

Hầu như em bé nào cũng sẽ bị cảm lạnh trong năm đầu tiên. Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh và em bé không thể chống lại chúng dễ dàng như bạn bởi vì hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển. Hơn nữa, trẻ sơ sinh khám phá mọi thứ bằng tay và miệng của chúng, khiến cho virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé hơn. Cảm lạnh đặc biệt thường gặp trong mùa thu - đông, khi em bé ở trong nhà nhiều hơn – một môi trường mà virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.

Trung bình những em bé đang lớn bị cảm lạnh 2-4 lần/năm, con số này có thể lên tới 6-10 hoặc thậm chí nhiều hơn khi bé đi nhà trẻ.

Việc tìm hiểu xem bé đang bị cảm lạnh thông thường, dị ứng hay những bệnh nghiêm trọng khác có thể khá rắc rối. Dấu hiệu nổi bật của cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi và có thể ho hoặc sốt nhẹ.

Biểu hiện của bé: Nếu chỉ bị cảm lạnh, bé vẫn tiếp tục ăn uống và chơi khá bình thường. Khi ốm nặng hơn, bé có vẻ giảm hiếu động và hay cáu gắt.

Đặc điểm của bệnh: Cảm lạnh xuất hiện, nặng lên và hết đi trong vòng 10 ngày. Những bệnh chẳng hạn như cảm cúm thường khởi phát nhanh. Dị ứng có xu hướng liên tục và không gây sốt.

Điều trị cảm lạnh cho bé như thế nào:

Không có thuốc nào có thể khiến virus biến mất nhanh hơn, việc khỏi bệnh cần có thời gian. Nhưng bạn có thể giúp em bé dễ chịu hơn và ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn bằng cách cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước – tức là ăn nhiều sữa với những em bé dưới 4 tháng tuổi. Khi bé hơn 4 tháng, bé có thể uống một chút nước; và khi trên 6 tháng, bé có thể uống nước trái cây.

Vì hầu hết trẻ em không thể tự xì mũi cho đến khi được 4 tuổi nên dưới đây là một số cách để giúp làm bớt sự tắc nghẽn khó chịu trong mũi bé:

- Giữ đầu bé và nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm lỏng chất nhày. Sau một vài phút thì mút chất lỏng và dịch nhày ra, bạn có thể dùng dụng cụ mút cho bé. Nếu em bé bú khó khăn vì bị ngạt mũi, hãy thử cách này 15 phút trước khi cho bé bú để bé có thể vừa ti mẹ vừa thở được cùng một lúc. Bôi một chút dầu trơn bên ngoài lỗ mũi của bé để giảm kích ứng. Không dùng thuốc xịt mũi cho bé trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ. Chúng có thể nhanh chóng tạo ra tác dụng tạm thời nhưng có thể gây đáp ứng sau đó khiến việc tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.

- Nâng cao đầu bé bằng đặt thêm một cái khăn vào trên gối của bé. Cho bé nằm hơi nghiêng có thể làm giảm việc chảy nước mũi. Tuy nhiên đừng lạm dụng điều này, nếu khó chịu em bé có thể đạp lung tung và không chịu nằm yên. (Không bao giờ cho bé nằm gối quá cao bởi vì điều này có thể làm bé khó thở).

Viêm tai

Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa cấp tính) hơn bất kỳ bệnh được chẩn đoán nào khác ngoại trừ cảm lạnh thông thường. 80-90% trẻ em bị viêm tai trước 3 tuổi, và một số trẻ không may mắn có thể bị đi bị lại.

Bé dễ bì viêm tai nếu không được vệ sinh tai sạch sẽ

Em bé của bạn rất dễ mắc các bệnh ở tai. Không gian nhỏ phía sau màng nhĩ được nối với phía sau cổ họng bằng một kênh nhỏ gọi là vòi Eustach. Bất cứ điều gì gây cản trở chức năng của vòi Eustach hoặc gây tắc nghẽn sự lưu thông bình thường từ tai giữa – như thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc thậm chí khi bị dị ứng – đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Các mẹ cần giữ vệ sinh tai thường xuyên cho bé

Trẻ sơ sinh thường hay bị nhiễm trùng tai hơn trẻ đã biết bò và đi nhà trẻ bởi vì vòi Eustach của chúng còn khá bằng phẳng. Khi đầu bé phát triển, vòi đó sẽ nghiêng dần và góc dốc làm nó dễ dàng thông với tai giữa hơn.

Viêm tai giữa cũng dễ mắc phải khi con bạn tiếp xúc với khói thuốc lá, khi bé đi nhà trẻ, hoặc khi bạn cho bé vừa nằm vừa bú bình. Việc sử dụng núm vú giả cho bé trong một thời gian dài cũng có vẻ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Đôi khi, nhiễm trùng tai xuất hiện bất ngờ, không có lý do rõ ràng.

Các triệu chứng thông thường của viêm tai giữa bao gồm:

- Chảy mủ tai và đau nên trẻ hay quấy khóc

- Đưa tay dụi tai hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy

- Thay đổi đột ngột hành vi của bé

- Sốt

- Bé có vẻ mệt hoặc bị nôn, hay ốm và đôi khi bị tiêu chảy.

Chữa viêm tai cho trẻ như thế nào:

Giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ cho bé uống đủ liều kháng sinh và theo dõi tai bé cẩn thận một vài tuần sau đó để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc. Đừng ngại gọi cho bác sĩ khi tình hình của em bé có vẻ trở nên xấu hơn hoặc không có dấu hiệu cải thiện bệnh sau một vài ngày dùng kháng sinh. Có thể cần phải thay kháng sinh cho bé và kiểm tra bé một lần nữa.

Nôn

Đây là bệnh mà hầu như tất cả các bé sơ sinh đều sẽ gặp phải. Nôn ít khi nguy hiểm trừ khi nó xảy ra liên tục. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nôn. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh (như viêm dạ dày siêu vi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai hoặc một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn) hoặc do vấn đề liên quan tới việc cho ăn, đơn giản như do bé ăn quá nhiều. Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm dị ứng, ngộ độc thức ăn hoặc thậm chí chỉ do ho hoặc khóc quá nhiều.

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ói của bé, do đó tốt nhất là bạn tìm cả những triệu chứng khác. Chẳng hạn như nếu nhiễm virus gây nôn thì cũng thường dẫn đến tiêu chảy hoặc sốt, nếu nôn do đồ ăn thì sẽ xảy ra ngay sau bữa ăn…

Khi bé bị nôn thì nên làm gì:

Bị nôn thường không phải là một dấu hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể nguy hiểm. Sau đây là một số trường hợp mà bé cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức và một vài cách để đối phó khi bé bị nôn mà không cần tới bác sĩ.

- Bé có biểu hiện khó thở.

- Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, như mắt trũng sâu, bàn tay và chân lạnh, buồn ngủ hoặc cáu gắt quá mức hoặc  thóp trên đầu bé trũng xuống.

Đưa bé đến ngay phòng khám/bệnh viện gần nhất nếu:

-Bé nôn ra mật (một chất màu xanh lá cây) hoặc máu (có màu tương tự bã cà phê đen). Bác sĩ sẽ muốn nhìn thấy mẫu chất nôn ra của bé vì thế bạn nên thu hồi chúng lại. Mật màu xanh có thể là dấu hiệu của tắc ruột – một tình trạng cần được cấp cứu ngay.

- Bé có vẻ bị đau nặng. Em bé của bạn rõ ràng là không thể giải thích cho bạn được những gì bé đang trải qua nhưng bạn hiểu bé nhất và có thể nhận ra khi bé đang bị đau rất nặng. Điều này tức là bé có thể đang bị tắc ruột hoặc mắc phải một vấn đề nào đó cần được điều trị ngay lập tức.

- Bụng bé sưng lên và ấn thấy mềm. Đây có thể là dấu hiệu tích tụ các chất lỏng hoặc khí, tắc ruột, thoát vị hoặc một số vấn đề khác của đường tiêu hóa. Tắc nghẽn thường ít gặp nhưng nguy hiểm.

- Bé nôn nhiều hơn sau một lần bị chấn thương đầu, đó có thể là dấu hiệu của một chấn động thần kinh. Bé nôn ra một chút máu đỏ. Một ít máu đỏ trong chất nôn của bé thường là không phải là vấn đề cần lo lắng quá, các chất bé nôn có thể làm xước những mạch máu bé xíu trên niêm mạc thực quản và gây chảy một chút máu. Thức nôn ra của bé cũng có thể có màu đỏ do bé nuốt máu ở niêm mạc miệng hay mũi bé trong vòng 6h.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu em bé tiếp tục có máu trong phần nôn ra hoặc ra nhiều máu hơn. Như đã đề cập ở phần trên, nếu máu có màu tối như bã cà phê, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay.

- Em bé nôn nhiều trong hơn 24 giờ. Trong nhiều trường hợp, điều này là bình thường khi bé ốm, nhưng bạn nên kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn.

- Bé có dấu hiệu mất nước. Các biểu hiện có thể bao gồm: giảm đi tiểu (trên 6-8h mà tã không ướt), môi và miệng khô, khóc không có nước mắt nếu trẻ đã hơn 2 tuần tuổi (khoảng 2-3 tuần tuổi bé mới có nước mắt), lơ mơ và nước tiểu vàng sậm.

- Bé nôn nhiều và không ngừng trong vòng 30 phút – 1 giờ sau khi ăn. Đây có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị. Gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

- Bạn nhận thấy da bé màu vàng hoặc mắt bé trở nên trắng. Đó là dấu hiệu của bệnh vàng da. Bệnh này thường kèm theo đau ở phần phía trên bụng bên phải (tất nhiên là bé không thể miêu tả cho bạn nhưng bé sẽ khó chịu vì đau) và có thể là dấu hiệu của viêm gan.

Tưa lưỡi

Mẹ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé

Vệ sinh tưa lưỡi cho bé đúng cách

Nguyên nhân:

- Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài

- Mẹ không giữ vệ sinh cho núm vú

- Do một số nấm Candida, hoặc một loại vi khuẩn E Coly

Biểu hiện khi trẻ bị tưa lưỡi:

Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi của bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé. Bé có thể gặp trở ngại trong quá trình bách

Cách xử lý khi bé bị tưa lưỡi:

- Nếu bé bị tưa lưỡi nhẹ bạn nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần

- Nếu bé bị nằng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ

- Mẹ không nên tìm mọi cách để cao sạch đi  những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Nếu mẹ dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh có thể gậy tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

- Các mẹ tuyệt đối không được dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.

Tags:

0 Responses to “ Vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh ”

Đăng nhận xét

Đăng ký Email

Điền thông tin Email để nhận những thông tin hữu ích.

© 2013 Đồ sơ sinh cho bé . All rights reserved.
Designed by Seophung.com